Được nuôi dạy con khôn lớn, trưởng thành vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ đồng thời cũng là niềm hạnh phúc vô bờ đối với bậc làm cha, làm mẹ. Tuy nhiên, không phải cứ là cha mẹ thì sẽ được quyền tuyệt đối trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái.
I. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CÁI
Xuất phát từ tinh thần được quy định trong Hiến pháp năm 2013 quy định: “Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái thành những công dân tốt…Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con”. Vì vậy nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con cũng được quy định rõ ràng Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”
Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng có quyền được trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con cái thậm chí là bị tước quyền nuôi dưỡng con mình. Vậy khi nào cha mẹ bị tước quyền nuôi con
II. KHI NÀO CHA MẸ BỊ TƯỚC QUYỀN NUÔI CON
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cha mẹ có thể bị tước quyền nuôi con dưới 18 tuổi trong một số 04 trường hợp cụ thể sau đây:
– Cha mẹ bị kết án về tội danh xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm hoặc danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có các hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng và giáo dục con cái;
– Có hành vi phá tán tài sản của con;
– Có lối sống đồi trụy;
– Cha mẹ xúi giục, ép buộc con cái làm điều trái pháp luật, trái với đạo đức xã hội.
Tùy vào từng trường hợp khác nhau thì Tòa án có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu của các cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức để ra quyết định không cho cha mẹ trông nom, chăm sóc và giáo dục con cái, quản lý tài sản riêng của con hoặc không được phép là người đại diện theo pháp luật của con trong thời gian từ 01 năm đến 05 năm. Và Toà án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.
II. THẨM QUYỀN YÊU CẦU HẠN CHẾ QUYỀN NUÔI CON
Theo Điều 86 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên gồm:
– Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:
+ Người thân thích;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
+ Hội liên hiệp phụ nữ
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện cha, mẹ có các hành vi vi phạm nêu trên có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức là cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoặc Hội liên hiệp phụ nữ để yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
Như vậy cha, mẹ sẽ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Trên đây, là lời giải đáp về vấn đề của Luật NP. Trong trường hợp cần được hỗ trợ tư vấn thêm bạn vui lòng liên hệ chúng tôi để nhận được phản hồi nhanh nhất
Cơ sở pháp lý: Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm về xử lý và giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục ly hôn trong và ngoài nước. Luật NP có đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ, tư vấn và đưa ra giải pháp để thực hiện thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm thời gian nhất cho Quý khách.
Trong trường hợp cần hỗ trợ tư vấn thêm xin vui lòng liên hệ chúng tôi để nhận được phản hồi nhanh nhất.
Luật NP – Đồng hành pháp lý vững bước thành công
Hotline: 0364310003 hoặc 0975290453