TỪ CHỐI HOẶC TRỐN TRÁNH NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG NUÔI CON SẼ BỊ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?
Khi ly hôn, cha, mẹ người không trực tiếp nuôi dưỡng con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con cho đến khi con đủ 18 tuổi hoặc khi con có khả năng lao động. Tuy nhiên, hiện nay có không ít vụ ly hôn, trong quyết định của Tòa án tuyên người vợ hoặc người chồng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con nhưng nhiều trường hợp không thực hiện dẫn đến phát sinh các vấn đề pháp lý liên quan.
Cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Theo đó, cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì có quyền và nghĩa vụ sau:
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Lưu ý: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Hiện nay, pháp luật đã có chế tài cả về hành chính lẫn hình sự đối với trường hợp cha, mẹ có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
- Xử phạt vi phạm hành chính:
Theo Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, trường hợp cha, mẹ người có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có thể bị xử phạt hành chính, mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Tại Điều 186 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, theo đó:
“Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Do đó, cha, mẹ có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con mà làm con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Luật Nguyên Phát. Nếu muốn được giải đáp chi tiết các vấn đề khác, Quý khách hàng có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trực tuyến của công ty Luật Nguyên Phát hoặc liên hệ số hotline 1900 633 390 để được giải đáp nhanh nhất.