Tin tức

KHI LY HÔN BỐ CÓ ĐƯỢC NUÔI CON DƯỚI 36 THÁNG TUỔI KHÔNG?

KHI LY HÔN BỐ CÓ ĐƯỢC NUÔI CON DƯỚI 36 THÁNG TUỔI KHÔNG?

Để đi đến quyết định Ly hôn là việc vợ, chồng đều không mong muốn, khi mục đích hôn nhân không đạt được, thường xảy ra tranh chấp giữa hai bên vợ chồng về quyền nuôi con, người cha hoặc người mẹ lại muốn giành quyền nuôi con cho riêng mình. Vậy trường hợp con dưới 36 tháng tuổi bố có được giao quyền nuôi con không?

Theo quy định pháp luật:

Tại Khoản 3 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”

Như vậy, pháp luật Việt Nam quy định rất rõ, việc con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ nuôi.

Tuy nhiên người bố vẫn được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi nếu thuộc trường hợp dưới đây:

Trường hợp 1: Vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về người sẽ trực tiếp nuôi dạy, chăm sóc con thì quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Khi ly hôn nều cả hai thỏa thuận giao con dưới 36 tháng tuổi cho bố nuôi thì sẽ theo thỏa thuận của hai vợ chồng.

Trường hợp 2: Trường hợp vợ chồng đều muốn giành quyền nuôi con khi ly hôn thì chồng yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, nếu người bố muốn giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì phải chứng minh việc người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, cụ thể:

        Chứng minh người mẹ không có điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng:

  • Điều kiện về kinh tế: Người mẹ không có việc làm ổn định, không có thu nhập, có nhiều khoản nợ riêng, không có chỗ ở ổn định. Ngoài ra còn xét đến yếu tố bỏ bê con cái, không có thời gian nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
  • Điều kiện về tinh thần: Người mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự, mất tích, có dấu hiệu mắc các bệnh về tâm thần, mắc các bệnh hiểm nghèo, nan y, sức khỏe yếu cần phải điều trị mà không thể chăm sóc con được.
  • Các điều kiện khác:

         + Người mẹ bị tước quyền nuôi con.

         + Bị kết án về tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý. Có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con trẻ. Phá tán tài sản của con. Có lối sống đồi trụy, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Đồng thời, người bố cần chứng minh mình có khả năng đáp ứng cho con về điều kiện vật chất, tinh thần.

Trường hợp 3: Trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Người mẹ tự ý bỏ đi từ khi con còn rất nhỏ, không quan tâm đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Người con được người cha nuôi dưỡng, chăm sóc trong điều kiện tốt và đã quen với điều kiện, môi trường sống đó. Trường hợp này, con sẽ được giao cho bố nuôi nếu có tranh chấp dù con dưới 36 tháng tuổi.

Như vậy, nếu thuộc các trường hợp trên, người bố hoàn toàn có thể được quyền trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Trên đây là toàn bộ thông tin về mức cấp dưỡng nuôi con của người không trực tiếp nuôi sau khi ly hôn. Nếu muốn được giải đáp chi tiết các vấn đề khác liên quan đến pháp luật về hôn nhân gia đình, có thể sử dụng dịch vụ tư vấn trực tuyến của Luật Nguyên Phát hoặc liên hệ số hotline 1900 633 390 để được giải đáp nhanh nhất.

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.