Nếu bạn xét thấy mình đồng thời thỏa mãn các loại điều kiện trên, thì bạn có thể hoàn toàn an tâm về việc đăng ký kết hôn giữa bạn và đối tác Nhật Bản trong thời gian sắp tới là sẽ được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ.
Tuy nhiên, trên thực tế làm việc của LUẬT NGUYÊN PHÁT, một trong những thách thức làm khó khăn nhiều cặp đôi Việt-Nhật khi muốn đăng ký kết hôn tại Việt Nam nhất đó chính là hệ thống thủ tục pháp lý rườm rà cũng như ma trận các loại hồ sơ, giấy tờ quá phức tạp
Thế nên, thay vì phải tốn công sức chạy đôn chạy đáo tự mình chuẩn bị giấy tờ, xếp hàng dài để công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại Sứ Quán Nhật và chen chúc xếp hàng dài nộp hồ sơ kết hôn tại UBND thì bạn hãy sử dụng dịch vụ đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại LUẬT NGUYÊN PHÁT để muốn tiết kiệm thời gian, giảm bớt căng thẳng mệt mỏi cho bạn.
I. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM GỒM NHỮNG GÌ?
Hồ sơ đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam gồm 2 loại:
1. Giấy tờ xuất trình (là loại giấy tờ chỉ dùng khi xuất trình tại UBND cấp quận/huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người Nhật Bản)
2. Giấy tờ phải nộp
1. Giấy tờ xuất trình
Khi xuất trình giấy tờ cho cán bộ, bạn phải xuất trình bản chính, không được xuất trình bản sao.
Giấy tờ xuất trình sau khi xuất trình xong bạn sẽ thu về mà không phải nộp cho cơ quan chức năng. Bạn cần lưu ý điểm này để phát hiện ra sai sót của chuyên viên hành chính nếu có.
Cụ thể:
Công dân Việt Nam cần xuất trình:
– 01 bản chính của Hộ chiếu hoặc CMND hoặc căn cước.
– 01 bản chính Sổ hộ khẩu hoặc thẻ thường trú.
Công dân Nhật Bản cần xuất trình:
01 bản chính Hộ Chiếu hoặc giấy tờ đi lại hoặc thẻ thường trú tại Việt Nam.
2. Giấy tờ phải nộp
2.1 Giấy tờ chung cho cả hai bên
– 01 Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định của Nhà Nước.
Cặp đôi Việt-Nhật chỉ cần điền chung vào 01 bản tờ khai với đầy đủ thông tin của hai bên nam nữ là được. (không cần điền 02 tờ khai đăng ký kết hôn)
– 02 bản Giấy Chứng Nhận Sức Khỏe (mỗi bên 01 bản) đảm bảo cả hai đủ điều kiện sức khỏe để kết hôn, không mắc các bệnh truyền nhiễm, còn minh mẫn cũng như không bị mắc các bệnh ảnh hưởng đến năng lực nhận thức như tâm thần
Giấy Chứng Nhận Sức Khỏe phải được cấp trong thời hạn 6 tháng trước ngày bạn đi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại UBND cấp quận/huyện.
Mẹo hay bạn cần biết:
Về mặt nguyên tắc, công dân Nhật Bản hoàn toàn có quyền nộp giấy chứng nhận sức khỏe do các cơ quan y tế tại Nhật cấp cho UBND cấp quận/huyện nơi đăng ký kết hôn tại Việt Nam.
Tuy nhiên để các loại tài liệu tiếng Nhật được sử dụng hợp pháp tại Việt Nam thì chúng phải được cấp giấy chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng tại Cục Lãnh Sự, mà thủ tục này thì tốn thời gian chờ lâu, rất phức tạp và tốn kém.
Do đó, trong tình huống này, cặp đôi Việt-Nhật nên cùng nhau đi khám sức khỏe tại các cơ quan y tế trên lãnh thổ Việt Nam (thay vì khám ở Nhật) thì sẽ không cần phải dịch thuật công chứng tài liệu hay xin chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự rườm rà.
2.2 Giấy tờ riêng
Giấy tờ của công dân Việt Nam:
– 01 Bản chính giấy xác nhận tình trạng hôn nhân chứng nhận bạn đang độc thân, xin cấp tại UBND xã/ phường nơi công dân Việt Nam cư trú;
– Nếu bạn đã từng kết hôn thì nộp quyết định ly hôn có hiệu lực của Tòa án.
– Nếu vợ chồng cũ của bạn đã mất thì nộp kèm thêm Giấy chứng tử.
– 01 bản sao y công chứng của Sổ Hộ khẩu (bản sao y chứng thực).
– 01 bản sao y công chứng của CMND hoặc Hộ Chiếu hoặc Căn cước công dân.
Giấy tờ của công dân Nhật Bản:
– 01 bản sao công chứng visa/thị thực hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu như giấy đi lại quốc tế.
– 01 bản sao công chứng sổ hộ khẩu tại Nhật Bản.
– Giấy chứng nhận ly hôn nếu đã từng ly hôn trước đó.
– 01 Bản chính Giấy chứng nhận độc thân do cơ quan hộ tịch tại Nhật cấp.
Lưu ý: Tất cả những giấy tờ có tiếng Nhật, do cơ quan tại Nhật Bản cấp cần được:
Cơ quan ngoại giao Nhật Bản chứng nhận lãnh sự, cho phép tài liệu đó được sử dụng tại ngoài biên giới Nhật Bản.
Cơ quan ngoại giao thuộc Bộ Ngoại Giao Việt Nam chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự cho phép tài liệu tiếng Nhật đó sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.
Dịch thuật công chứng để đảm bảo tài liệu đó mang ý nghĩa chính xác với mục đích cần dùng trong ngôn ngữ Việt.
II. QUY TRÌNH DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM.
Bước 01: Công dân Nhật Bản cần tiến hành xin Giấy chứng nhận độc thân tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.
Địa chỉ Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam:
Tại TPHCM: 261 Điện Biên Phủ (ngã tư giao với Võ Thị Sáu), Quận 3, TPHCM.
Tại Hà Nội: 27 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Bước 2: Công dân Nhật Bản cần tiến hành dịch thuật công chứng các loại tài liệu có tiếng Nhật sang tiếng Việt, sau đó xin chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại Giao.
Bước 3: Hai bên nam/nữ Việt-Nhật tiến hành nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại UBND cấp quận/huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam để đăng ký kết hôn.
Bước 4: Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư Pháp tại UBND cấp quận/huyện sẽ tiến hành thẩm tra, xác minh hồ sơ trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 5: Nếu quá trình xác minh xác nhận việc kết hôn của cặp đôi Việt-Nhật là hợp pháp và không có kiện cáo, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân sẽ tổ chức trao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho hai bên nam nữ trong 3 ngày kể từ ngày nhận được xác minh từ Phòng Tư Pháp.
III. DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NHẬT TẠI VIỆT NAM – LUẬT NGUYÊN PHÁT
Khi sử dụng dịch vụ đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Luật Nguyên Phát, bạn sẽ được:
– Tư vấn xem bạn và vợ chồng sắp cưới có thỏa điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam hay không.
– Tư vấn trọn vẹn về quy trình, thủ tục, các bước cần tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn với người Nhật Bản.
– Tư vấn về quyền của và nghĩa vụ của vợ/chồng Việt-Nhật sau khi đăng ký kết hôn.
– Tư vấn cho công dân Nhật Bản xin giấy chứng nhận độc thân và giấy chứng nhận không cản trở hôn nhân tại Đại sứ quán.
– Thay mặt bạn soạn thảo, kiểm tra tính pháp lý, đối chiếu thông tin tất cả giấy tờ và hồ sơ xin Đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam.
– Thay mặt bạn mang tài liệu đi thực hiện 04 thủ tục hành chính bắt buộc khi đăng ký kết hôn như sao y công chứng, như dịch thuật công chứng, chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ của công dân Nhật Bản và công dân Việt Nam.
– Thay mặt bạn nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại Phòng Tư pháp.
– Thay mặt bạn theo dõi, phản hồi mọi thắc mắc của Phòng tư pháp về hồ sơ đăng ký kết hôn của vợ chồng bạn.
– Thay mặt bạn nhận giấy Đăng ký kết hôn tại Phòng Tư Pháp.
Trên đây là DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NHẬT BẢN THEO LUẬT. Nếu bạn đang có nhu cầu đăng ký kết hôn với người Hàn Quốc thì hãy liên hệ ngay tới HOTLINE: 1900 633 390 để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất