Tin tức

CẢN TRỞ KHÔNG CHO THĂM NOM CON SAU LY HÔN BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

CẢN TRỞ KHÔNG CHO THĂM NOM CON SAU LY HÔN BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

Sau khi ly hôn, nhiều trường hợp bố mẹ không muốn nhìn mặt nhau, do ấm ức trong quá trình chung sống mà người trực tiếp nuôi con luôn tìm mọi cách để ngăn cản quyền được thăm nom con của người còn lại. Vậy hành vi ngăn cản, không cho thăm nom con sau khi ly hôn có vi phạm pháp luật không? Và sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở”

Bên cạnh đó tại Điều 83 Luật Hôn nhân gia đình 2014 cũng có quy định rằng

Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”

Theo đó, pháp luật quy định rất rõ về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con khi ly hôn. Do đó, hành vi cản trở, không cho thăm nom con sau khi ly hôn là hành vi vi phạm pháp luật. Mỗi đứa trẻ đều cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ để trưởng thành. Dù con không được sống trong một gia đình đầy đủ nhưng các ông bố, bà mẹ sau khi ly hôn nên hành xử văn minh để bảo vệ quyền lợi của các con.

          1. Không cho thăm con sau ly hôn bị xử phạt như thế nào?

Nếu một bên người chồng hoặc người vợ được Tòa án giao cho quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn nhưng nhiều lần có hành vi cản trở hoặc không cho người còn lại thăm nom con dù người còn lại đã nhiều lần thiện chí nhắc nhở. Thì người còn lại có thể liên hệ với cơ quan Công an gần nhất để lập biên bản, người có hành vi ngăn cản thăm nom con có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Điều 56. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

Theo đó, mức xử phạt tiền đối với hành vi ngăn cản người còn lại thực hiện quyền và nghĩa vụ thăm nom con từ 5.000.000 đống đến 10.000.000 đồng.

Không ai mong muốn cuộc hôn nhân của mình đỗ vỡ, nếu đã không cho con được một gia đình hoàn chỉnh, thì cũng nên để con cảm nhận được sự quan tâm và yêu thương từ cả bố lẫn mẹ.

          2. Nếu bị cản trở không cho thăm con, người còn lại có thể yêu cầu thay đổi người nuôi con không ?

Theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.2.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Như vậy, theo như quy định trên thì người không trực tiếp nuôi con được quyền yêu cầu Tòa án thay đổi quyền trực tiếp nuôi con nếu như thuộc vào các trường hợp tại Điều 84 nêu trên.

Thẩm quyền yêu cầu thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thuộc về Tòa án cấp huyện nơi bị đơn đang cư trú, ở đây là nơi cư trú của người mẹ.

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Luật Nguyên Phát. Nếu muốn được giải đáp chi tiết các vấn đề khác liên quan đến pháp luật về hôn nhân gia đình, có thể sử dụng dịch vụ tư vấn trực tuyến của Luật Nguyên Phát hoặc liên hệ số hotline 1900 633 390 để được giải đáp nhanh nhất.

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.