I. Hủy kết hôn trái pháp luật là gì?
Trước tiên phải hiểu được như thế nào kết hôn trái pháp luật; theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014; kết hôn trái pháp luật được hiểu là; “việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn.“
Như vậy, chỉ coi là kết hôn trái pháp luật khi; hai bên nam nữ đã đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật; nhưng không tuân thủ một trong các điều kiện kết hôn luật định.
Việc kết hôn trái với quy định của pháp luật; sẽ ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của các bên trong hôn nhân; hơn thế nữa còn ảnh hưởng đến lợi ích của xã hội; do vậy cần có quy định hợp lý về việc hủy kết hôn trái pháp luật.
Hủy việc kết hôn trái pháp luật có thể hiểu là; khi việc đăng ký kết hôn có dấu hiệu của việc trái pháp luật; thì sẽ bị hủy và đương nhiên việc kết hôn trước đó sẽ không được chấp nhận.
II. Người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật
Tòa án là cơ quan có thẩm quyền hủy kết hôn trái pháp luật; tuy nhiên việc hủy kết hôn trái pháp luật chỉ được thự chiện khi có đơn khởi kiện.
Theo quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; thì những người có quyền yêu cầu khởi kiện bao gồm:
– Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn;
– Vợ, chồng, cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người kết hôn trái pháp luật;
– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
– Hội liên hiệp phụ nữ.
Việc pháp luật quy định những người có quyền yêu cầu; khởi kiện kết hôn trái pháp luật rộng như vậy là bởi vì; sẽ hạn chế được tình trạng che giấu hành vi vi phạm kết hôn; góp phần phòng ngừa vi phạm, bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân, gia đình và xã hội.
III. Chia tài sản khi hủy kết hôn trái pháp luật
Khi giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật, quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng; giữa hai người kết hôn trái pháp luật được giải quyết như trường hợp các bên nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng.
Theo quy định tại Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; thì quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nếu các bên không thỏa thuận được với nhau, Tòa án sẽ giải quyết theo quy định trong Bộ luật dân sự 2015, theo đó Tòa án sẽ giải quyết theo nguyên tắc:
Tài sản riêng của mỗi bên sẽ thuộc về người đó nhưng người có tài sản riêng phải chứng minh được đó là tài sản riêng của mình. Nếu người có tài sản riêng không chứng minh được, đó là tài sản riêng của họ thì tài sản này được xác định là tài sản chung của hai người. Tài sản chung của hai người được chia căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên.
Trên đây là bài viết của LUẬT NGUYÊN PHÁT về CHIA TÀI SẢN KHI HUỶ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT NHƯ THẾ NÀO? Nếu quý bạn đọc cần hỗ trợ và tư vấn chi tiết hơn vui lòng liên hệ ngay với LUẬT NGUYÊN PHÁT qua HOTLINE 1900 633 390