Tin tức

VỢ CÓ PHẢI TRẢ LẠI SÍNH LỄ KHI YÊU CẦU LY HÔN KHÔNG?

VỢ CÓ PHẢI TRẢ LẠI SÍNH LỄ KHI YÊU CẦU LY HÔN KHÔNG?

I. TRAO SÍNH LỄ ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT?

Tại Việt Nam, phong tục tặng sính lễ trong ngày cưới đã có từ rất lâu đời; được lưu giữ trân trọng đến ngày nay. Sính lễ sẽ được nhà trai chuẩn bị để mang sang nhà gái; nó mang một ý nghĩa của sự may mắn và tốt lành trong hôn nhân của cặp vợ chồng tương lai.

Đồng thời; mâm sính lễ còn bày tỏ ngỏ ý của nhà trai muốn rước cô dâu về sống chung một nhà trong sự chúc phúc của gia đình và họ hàng 2 bên. Thông qua đó; cũng mang theo sự thiêng liêng thể hiện sự trách nhiệm;  coi trọng của cả cô dâu và chú rể trong cuộc hôn nhân này.

Lễ ăn hỏi hay còn được biết đến là lễ đính hôn – đây là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ đàng trai và đàng gái. Trong ngày lễ ăn hỏi; nhà trai sẽ mang sính lễ sang nhà gái xin hỏi cưới và việc mang sính lễ cũng được coi là một nét đẹp trong truyền thống của người Việt Nam ta. Đồng thời, việc trao sính lễ cũng thể hiện thành ý của bên nhà trai với họ nhà gái. Có thể nói nghi thức lễ ăn hỏi có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho khởi đầu mới.

Theo tập quán cưới hỏi của người Việt Nam; đồ sính lễ là nữ trang như bông tai, vòng kiềng, tiền mặt… là do nhà trai chủ động mang đến nhà gái trong ngày đám hỏi; được tính là đồ dạm hỏi. Thông thường, đồ nữ trang này chỉ cho riêng cô dâu và sau khi làm thủ tục trình sính lễ.

Khi trao nhận sính lễ các bên không nói là việc trao nhận sính lễ là hợp đồng tặng cho nhưng về mặt pháp lý thì đây được coi là hợp đồng tặng cho. Theo Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng tặng cho như sau:

– Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên; theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho; mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.

Hợp đồng tặng cho tài sản về bản chất là hành vi pháp lí đơn phương của bên tặng cho tài sản.Hợp đồng tặng cho tài sản chỉ phát sinh hiệu lực khi bên được tặng cho đồng ý nhận tài sản. Khi bên tặng cho chuyển giao tài sản; quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng cho thì bên được tặng cho không có nghĩa vụ trả lại cho bên tặng cho bất kì lợi ích nào.

II. HUỶ HÔN, NHÀ TRAI CÓ ĐƯỢC ĐÒI LẠI SÍNH LỄ ĐÃ TRAO KHÔNG?

Theo tập quán cưới hỏi của người Việt Nam, đồ sính lễ là nữ trang như bông tai, vòng kiềng, tiền mặt… là do nhà trai chủ động mang đến nhà gái trong ngày đám hỏi, được tính là đồ dạm hỏi. Thông thường, đồ nữ trang này chỉ cho riêng cô dâu và sau khi làm thủ tục trình sính lễ, có thể là mẹ chồng trao và đeo số nữ trang này cho cô dâu trước mặt hai họ nhà trai, nhà gái.

Hành động trao đồ sính lễ cho cô dâu chính là việc xác lập quan hệ sở hữu; chuyển giao quyền sở hữu phần tài sản đó cho cô dâu; không yêu cầu đền bù và hợp đồng tặng cho đã thực hiện hoàn thành tại thời điểm trao – nhận; nên số nữ trang và tiền mặt là đồ có thể xem là tài sản riêng của cô dâu; nếu không có thỏa thuận khác

Tuy nhiên, theo góc độ pháp lý, việc nhà trai mang sính lễ qua nhà gái để cầu hôn và nhà gái đã nhận thì đây được xem là một dạng của hợp đồng tặng cho tài sản.

Theo đó, hợp đồng tặng cho tài sản chia làm 02 loại:

Hợp đồng tặng cho tài sản không có điều kiện:

Căn cứ theo Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng tặng cho tài sản như sau:

– Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.

Có thể thấy rằng, đây là sự thỏa thuận giữa các bên (cụ thể là nhà trai và nhà gái), bên nhà trai giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên nhà gái mà không yêu cầu đền bù và bên nhà gái đồng ý nhận.

Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện:

Theo quy định tại Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015, tặng cho tài sản có điều kiện như sau

– Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

– Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

– Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Xét trên phương diện pháp luật, ta sẽ nhìn nhận việc trao sính lễ là một dạng của hợp đồng tặng cho tài sản. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận. Trao sính lễ, giá trị của sính lễ như thế nào là sự thỏa thuận của nhà trai và nhà gái với nhau. Theo đó, bên nhà trai giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên nhà gái mà không yêu cầu đền bù và bên nhà gái đồng ý nhận. Cùng với đó, ta sẽ nhìn nhận hoạt động trao gửi sính lễ này là dựa trên tinh thần tự nguyện của nhà trai, không có sự ép buộc.

Như vậy, từ những quy định nêu trên có thể thấy: Việc trao tặng sính lễ dựa trên tinh thần tự nguyện của nhà trai và nhà gái, không có sự thỏa thuận về điều kiện trao nhận sính lễ. Vậy nên, trong trường hợp hủy hôn, nhà trai sẽ không thể đòi lại sính lễ trên phương diện pháp luật.

III. VỢ CÓ PHẢI TRẢ LẠI SÍNH LỄ KHI YÊU CẦU LY HÔN KHÔNG?

Việc đòi lại sính lễ có thể xem là một thực trạng tiêu cực trong xã hội. Trên thực tế, có không ít người cho rằng việc mang sính lễ tới nhà gái là một nghi thức khi làm lễ ăn hỏi. Do đó, nếu ly hôn thì không còn lý do gì để nhà trai phải mất số sính lễ đó.

Việc yêu cầu đòi tiền sính lễ trong luật Hôn nhân gia đình 2014 không quy định. Việc thỏa thuận sính lễ là theo phong tục địa phương, dựa trên sự tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, phù hợp với các quy định tại các Điều 3, 4, 5, 7 Bộ luật dân sự 2015 nên được pháp luật chấp nhận, việc thỏa thuận là do hai bên tự nguyện thực hiện, nhằm mục đích tổ chức đám cưới.

Trong trường hợp hai bên thống nhất được về việc đòi và trả lại sính lễ, câu chuyện về đòi sính lễ sẽ dừng lại. Tuy nhiên, bên nhà trai muốn đòi nhưng bên nhà gái không muốn trả sẽ dẫn đến tranh chấp giữa hai bên.

Theo quy định của pháp luật việc trao tặng tiền sính lễ là thuộc dạng hợp đồng tặng cho tài sản, việc tặng cho tài sản sính lễ khi kết hôn là do hai bên tự thỏa thuận về số tiền và hình thức trao, và không có điều kiện khác. Do vậy, căn cứ theo Điều 457, 458 Bộ luật dân sự 2015 thì việc tặng cho này có hiệu lực từ thời điểm nhà gái nhận sính lễ và xác lập quyền sở hữu của nhà gái. Vì các lẽ trên, yêu cầu đòi lại tài sản sẽ không được Tòa án chấp nhận.

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.