THỦ TỤC HÒA GIẢI KHI LY HÔN NHƯ THẾ NÀO?
I. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC HÒA GIẢI
Trong thời gian giải quyết ly hôn chuẩn bị xét xử, Tòa án tiến hành hòa giải để nguyên đơn, bị đơn có thể hòa giải về việc giải quyết vụ án, trừ trường hợp không tiến hành hòa giải được theo quy định tại:
Điều 207. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được
1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
Sau khi tiến hành thủ tục chuẩn bị xét xử, Tòa án thông báo thời gian giải quyết ly hôn hòa giải tại tòa án để phổ biến các đương sự về quy định của pháp luật liên quan đến giải quyết vụ án. Từ đó, các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, nắm rõ hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để các đương sự tự nguyện thỏa thuận về việc giải quyết vụ án.
II. THỦ TỤC HÒA GIẢI KHI LY HÔN THUẬN TÌNH
Thủ tục hòa giải khi ly hôn thuận tình được quy định Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Cụ thể như sau:
Trước khi hòa giải: Thẩm phán Tòa án có thể tham khảo ý kiến của cơ quan nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh sinh mâu thuẫn, nguyện vọng của vợ, chồng, con để có hướng hòa giải phù hợp.
Tiến hành hòa giải: Quá trình tiến hành hòa giải được thực hiện theo quy định của Điều 210 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 với các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Thẩm phán phổ biến quyền và nghĩa vụ của các đương sự, phân tích các lợi ích khi vợ, chồng đoàn tụ.
Bước 2: Vợ, chồng và các đương sự có liên quan trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu căn cứ để bảo vệ cho yêu cầu ly hôn của mình và đề xuất những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết.
Bước 3: Thẩm phán xác định và kết luận những vấn đề mà các bên đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất. Ngoài ra, Tòa án có thể yêu cầu bổ sung, trình bày những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất.
Bước 4: Thẩm phán lập biên bản và ra quyết định như:
Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận giữa các đương sự: khi hai bên thực sự tự nguyện ly hôn, đã thỏa thuận việc chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng và chăm sóc con cái…
Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn: khi vợ, chồng, các bên không thỏa thuận được về chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc con, chia tài sản và thụ lý vụ án ly hôn để giải quyết.
III. THỦ TỤC HÒA GIẢI LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG
Trong vụ án ly hôn đơn phương, hòa giải được xem là một trong những thủ tục bắt buộc do Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Các quy định liên quan đến thủ tục hòa giải khi ly hôn đơn phương cần chú ý như sau:
1. Thành phần tham gia phiên hòa giải
Căn cứ theo quy định tại Điều 209 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định:
Điều 209. Thành phần phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
Thành phần tham gia phiên họp gồm có:
a) Thẩm phán chủ trì phiên họp;
b) Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp;
c) Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;
d) Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động khi có yêu cầu của người lao động, trừ vụ án lao động đã có tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể người lao động, người lao động. Trường hợp đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động không tham gia hòa giải thì phải có ý kiến bằng văn bản;
đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có);
e) Người phiên dịch (nếu có).
Như vậy, để có thể tiến hành phiên hòa giải khi ly hôn đơn phương, cần đáp ứng đủ thành phần theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tục tiến hành phiên hoà giải
Căn cứ theo quy định tại Điều 210 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định về thủ tục tiến hành hòa giải như sau:
Bước 1: Sau khi kiểm tra đủ điều kiện để tiến hành hòa giải, thẩm phán phổ biến các đương sự về quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Các đương sự có thể liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để các bên có thể tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
Bước 2: Bên yêu cầu ly hôn (nguyên đơn), người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện (nếu có), những căn cứ. Từ đó, nguyên đơn có thể đề xuất quan điểm về vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có).
Bước 3: Bên bị yêu cầu ly hôn (bị đơn), người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, đưa ra yêu cầu phản tố (nếu có). Bị đơn đưa ra các căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bảo vệ yêu cầu phản tố của mình. Bị đơn có thể đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có).
Bước 4: Sau khi vợ, chồng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình. Thẩm phán xác định những vấn đề cần giải quyết gồm những vấn đề đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự bổ sung những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất.
Bước 5: Thẩm phán kết luận các vấn đề đương sự đã thống nhất và chưa thống nhất. Thư ký tòa án ghi vào biên bản hòa giải những nội dung trong phiên hòa giải và có đầy đủ chữ ký của các đương sự có mặt trong phiên hòa giải.
Trên đây là quy định của pháp luật về THỦ TỤC HÒA GIẢI KHI LY HÔN NHƯ THẾ NÀO? Nếu quý khách hàng đang đối diện với bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số HOTLINE 1900.633.390. Chúng tôi cam kết sẽ phản hồi và hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chân thành cảm ơn sự hợp tác và sự tin tưởng của quý khách hàng!