Tin tức

VỢ NGOẠI TÌNH CÓ ĐƯỢC QUYỀN NUÔI CON KHÔNG?

Vợ ngoại tình có được quyền nuôi con không? Trong cuộc sống hôn nhân, tình cảm vợ chồng nhạt dần, không cùng chung quan điểm, thường xuyên cãi nhau, đỉnh điểm là ngoại tình khiến hạnh phúc bị đổ vỡ và đi đến quyết định ly hôn. Vậy, sau ly hôn, quyền nuôi con sẽ thuộc về ai? Trường hợp vợ ngoại tình có được quyền nuôi con không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

I. QUYỀN NUÔI CON THUỘC VỀ AI NẾU VỢ/CHỒNG LY HÔN?

Khi hôn nhân đổ vỡ, việc quyết định ai là người có quyền nuôi con sau khi ly hôn, trước hết phụ thuộc vào sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng.

Quyền nuôi con thuộc về ai nếu vợ/chồng ly hôn?

Trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được quyền nuôi con thì sẽ do Tòa án giải quyết dựa vào 3 cơ sở:

– Quyền lợi về mọi mặt của con.

– Nguyện vọng của con nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên.

– Đối với trẻ em dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện thì sẽ có những có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

II. VỢ NGOẠI TÌNH CÓ ĐƯỢC QUYỀN NUÔI CON KHÔNG?

Ngoại tình là việc một người đang có vợ hoặc có chồng mà chung sống với người khác như vợ chồng. Theo Khoản 1, Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP, đây là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng.

Tuy nhiên, tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn. Theo đó, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định…

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, nếu con từ đủ bảy tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, có thể thấy hiện nay pháp luật chưa có quy định về trường hợp vợ/chồng ngoại tình thì sẽ không được quyền nuôi con. Việc giao con cho cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng sau khi ly hôn sẽ dựa vào quyền lợi của con và được thực hiện theo đúng quy định pháp luật.

Nếu vợ/chồng ngoại tình nhưng vẫn có đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng con tốt thì vẫn có thể được quyền nuôi con và ngược lại.

Lưu ý: Nếu người thực hiện hành vi ngoại tình cũng không thể tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con và đây có thể là căn cứ để Tòa án xem xét việc không giao con cho người này nuôi dưỡng, chăm sóc sau khi ly hôn.

III. HƯỚNG DẪN KHỞI KIỆN GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI VỢ NGOẠI TÌNH

Khi phát hiện vợ ngoại tình dẫn đến quyết định ly hôn, để giành quyền nuôi con, người chồng cần phải nộp cho Tòa án những giấy tờ như sau– Đơn xin giành quyền nuôi con.

– Bằng chứng, chứng cứ về việc vợ ngoại tình: Hình ảnh, âm thanh, video hoặc những dữ liệu điện tử, vật chứng, lời khai, biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ,… (Theo Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

– Tài liệu, chứng cứ chứng minh bản thân có đầy đủ điều kiện về kinh tế, tinh thần: Thu nhập hàng tháng, nhà cửa ổn định, trình độ học vấn, văn hóa, ứng xử,…

Thông qua những bằng chứng ngoại tình này cũng như điều kiện thực tế về khả năng nuôi con (bao gồm điều kiện vật chất và cả tinh thần), Tòa án sẽ đưa ra quyết định giao con cho người nào nuôi dưỡng.

Nếu như không rành về các thủ tục, chứng từ pháp lý, bạn hãy liên hệ với LUẬT NGUYÊN PHÁT qua HOTLINE: 1900 633 390 để được tư vấn chi tiết nhất về thủ tục và hồ sơ giành quyền nuôi con.

 

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.